Hưỡng dẫn bảo trì, bảo dưỡng máy xúc lật theo tiêu chuẩn


Là thiết bị cơ giới được dùng trong công trình xây dựng cầu đường, khai thác khoáng sản, đào xúc đất đá… Và các loại máy này hầu hết trong một hoặc hai năm đầu khi mua máy nhập khẩu hay lắp theo hãng đều được hưởng chế độ hỗ trợ bảo dưỡng theo giờ hoặc theo ngày.

Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng xe công trình – máy xúc lật theo tiêu chuẩn

Đầu tiên các vấn đề cần lưu ý khi bảo dưỡng máy xúc là cần có kỹ sư trưởng điều hành quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm thử sau quá trình bảo dưỡng, kiểm tra chảy dầu, máy nóng, hoạt động ra sao. Chu trình bảo dưỡng thì tùy theo hãng sẽ có chu trình bảo dưỡng khác nhau. Thông thường, quá trình bảo dưỡng định kỳ sẽ theo 7 giai đoạn gồm các công việc cụ thể sau:

 

Giai đoạn 1. Kiểm tra hàng ngày sau khi kết thúc công việc hoặc sau 10 đến 12 giờ làm việc.

– Kiểm tra mức độ hao mòn dầu động cơ xem mức độ hao mòn ra sao.

– Kiểm tra sự rò rỉ bất thường nếu có.

– Kiểm tra các hoạt động của đèn chiếu sáng, đèn báo tín hiệu…

– Kiểm tra độ căng và độ hao mòn của lốp đối với máy xúc lật bánh lốp.

Giai đoạn 2. Kiểm tra hàng tuần hoặc cứ sau 50 đến 70 giờ làm việc.

– Kiểm tra, siết chặt các bulông của trục truyền dẫn động tại phía sau và trước.

– Kiểm tra mức độ hao hụt dầu của hộp số, đánh giá theo mức độ hao hụt theo thời gian vận hành

– Kiểm tra mức dầu trợ lực phanh (Cúp ben). Kiểm tra, hiệu chỉnh phanh tay nếu thấy dơ

– Kiểm tra tình trạng bào mòn, phá hủy bên ngoài lốp. Đặc biệt với các máy thường xuyên hoạt động trong môi trường khắc nghiệt thì cần chú ý.

– Tra mỡ vào các ô bi, vú mỡ bản lề nối gầm bánh xe trước và sau trục truyền động.

Giai đoạn 3. Cứ sau từ 125 đến 130 giờ hoặc nửa tháng.

– Kiểm tra hệ thống lọc gió, làm mát hộp số, nắp máy.

– Đo mức điện áp ắc quy, vệ sinh vết bẩn, dầu mỡ trên địa cực.

– Kiểm tra dầu thuỷ lực đang dùng xe xúc lật có truyền động lực và điều khiển tốt không.

 

Giai đoạn 4. Kiểm tra sau 250 đến 260 giờ hoặc sau 1 tháng.

– Kiểm tra, siết chặt lại các Bulông của các bộ phận điều khiển cơ khí, trục trước và sau. Bulông vành bánh xe, bu lông phanh đĩa,

– Kiểm tra mức dầu cầu trước và cầu sau. Thay dầu nhớt động cơ

– Kiểm tra dây đai của động cơ, máy nén khí, máy nạp

– Hiệu chỉnh phanh chân, phanh tay đảm bảo an toàn khi vận hành

Giai đoạn 5. Sau từ 500 đến 510 giờ hoặc 3 tháng.

– Kiểm tra, làm sạch lọc và thay dầu để đảm bảo được độ bền cho máy

– Siết chặt bulông nối cầu trước và cầu sau.

– Thay nhớt động cơ và nếu cần có thể lọc tách nước

– Kiểm tra khe hở cần ga

– Làm sạch lọc và thêm phụ gia của thùng dầu diesel.

– Kiểm tra để bổ xung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.

Giai đoạn 6. Cứ sau 1000 đến 1100 giờ hoặc nửa năm.

– Kiểm tra, làm sạch cảu dầu truyền động. Tiếp theo thay lọc dầu diesel.

– Kiểm tra độc chuẩn xác của các loại đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.

– Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.

– Kiểm tra điều kiện làm việc của động cơ.

Giai đoạn 7. Cứ sau 2000 đến 2200 giờ hoặc một năm.

– Thay dầu cầu trước và sau, dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.

– Kiểm tra độ mòn của phanh chân và phanh tay xem phanh có bị cháy không, độ nhạy hợp lý.

– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo. Kiểm tra điều kiện làm việc của các gioăng và lò xo thành phần.

– Kiểm tra sự kín khít của van phân phối và các xylanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không ?

– Kiểm tra độ nhạy của hệ thống lái.